teengiaitri
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
teengiaitri

thể giới giải trí
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  



Chia sẻ yêuvõthuật trên Zingme  

CHIA SẺ YEUVOTHUAT TRÊN ZINGME

Mẹo: Chia sẻ nhanh

CHIA SẺ YEUVOTHUAT TRÊN ZINGME

Kéo và thả dòng chữ "CHIA SẺ YEUVOTHUAT TRÊN ZINGME" trên vào thanh Địa Chỉ của bạn để chia sẻ link nhanh đến bạn bè zingme bất cứ lúc nào.


đã ẩnCode:
Isaac NewtonXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Jun 23, 2011 10:17 pm
Admin
Cấp bậcIsaac Newton Tamtra10 |Isaac Newton Firefox_tick|Isaac Newton Dining10
Cấp bậc
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 80
Points : 232
Join date : 22/06/2011
Isaac Newton Vide

Bài gửiTiêu đề: Isaac Newton
https://teengiaitri.forum-viet.net

Nguồn : Http://socola.123.st/t32-topic

Tiêu Đề : Isaac Newton

Sô-Cô-La - Kết Nối Cộng Đồng Teen Online

--------------------------------------------------
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.

Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau.

Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.

Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.

Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.[2]
Mục lục
[ẩn]

1 Sự nghiệp
2 Tiểu sử
3 Nghiên cứu khoa học
3.1 Quang học
4 Tác phẩm
5 Xem thêm
6 Tham khảo tiếng Anh
7 Đọc thêm
7.1 Tôn giáo
8 Câu nói nổi tiếng
8.1 Nguồn cơ bản
9 Liên kết ngoài
9.1 Do Newton viết

[sửa] Sự nghiệp

Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. May mắn cho nhân loại, Newton không làm ruộng giỏi nên được đưa đến Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không được công bố ngay.

Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên).

Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.

Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau:

Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.
Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.
Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.
Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.

Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks (Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho "triết lý về tự nhiên":

Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả.

Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trước Leibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông đã để cho John Wallis công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.

Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton, một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens.

Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì.

Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton.

Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.

Tuy các phương pháp của Newton rất lôgic, ông vẫn tin vào sự tồn tại của Chúa. Ông tin là sự đẹp đẽ hoàn hảo theo trật tự của tự nhiên phải là sản phẩm của một Đấng Tạo hoá siêu nhân. Ông cho rằng Chúa tồn tại mọi nơi và mọi lúc. Theo ông, Chúa sẽ thỉnh thoảng nhúng tay vào sự vận hồi của thế gian để giữ gìn trật tự.

Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.

Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết:

Nature and Nature's laws lay hid in night
God said, Let Newton be!
and all was light



Tự nhiên im lìm trong bóng tối
Chúa bảo rằng Newton ra đời!
Và ánh sáng bừng lên khắp lối

[sửa] Tiểu sử
Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica của Newton

Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1, 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất trước khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với bố dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi bố dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.

Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.

Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1630, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.

Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.

Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.

Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 12 tháng 1 năm 1727 tại Luân Đôn.
[sửa] Nghiên cứu khoa học
[sửa] Quang học
Quyển Opticks của Newton

Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng.

Newton còn cho thấy rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ, tán xạ hay truyền qua, màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là kết quả của vật tạo ra màu.
[sửa] Tác phẩm

Method of Fluxions (1671)
Of Natures Obvious Laws & Processes in Vegetation (unpublished, kh. 1671–75)[3]
De Motu Corporum in Gyrum (1684)
Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (1687)
Opticks (1704)
Reports as Master of the Mint (1701–25)
Arithmetica Universalis (1707)
The System of the World, Optical Lectures, The Chronology of Ancient Kingdoms, (Amended) và De mundi systemate (xuất bản sau khi chết vào năm 1728)
Observations on Daniel and The Apocalypse of St. John (1733)
An Historical Account of Two Notable Corruptions of Scripture (1754)

[sửa] Xem thêm

Các định luật mang tên Newton
Đơn vị đo lực Newton
Các nhà vật lý

[sửa] Tham khảo tiếng Anh

^ a b During Newton's lifetime, two calendars were in use in Europe: the Julian or 'Old Style' in Britain and parts of Eastern Europe, and the Gregorian or 'New Style' elsewhere. At Newton's birth, Gregorian dates were ten days ahead of Julian dates: thus Newton was born on Christmas Day, 25 December 1642 by the Julian calendar, but on 4 January 1643 by the Gregorian. Moreover, the English new year began on 25 March (the anniversary of the Incarnation) and not on 1 January (until the general adoption of the Gregorian calendar in the UK in 1753). Unless otherwise noted, the remainder of the dates in this article follow the Julian Calendar.
^ “Newton beats Einstein in polls of scientists and the public”. The Royal Society. Truy cập 25 tháng 10 năm 2006.
^ Newton's alchemical works transcribed and online at Indiana University. Truy cập 11 tháng 1 năm 2007.

Andrade, E. N. da C., Sir Isaac Newton. Greenwood Pub., 1979. ISBN 0-313-22022-0
Fauvel, J.; Flood, R.; Shortland, M., and Wilson, R. (Eds.)., Let Newton Be!, New York: Oxford University Press, 1988. ISBN 0-19-853924-X
Ball, W.W. Rouse (1908). A Short Account of the History of Mathematics. New York: Dover.
Christianson, Gale (1984). In the Presence of the Creator: Isaac Newton & His Times. New York: Free Press. ISBN 0-02-905190-8. This well documented work provides, in particular, valuable information regarding Newton's knowledge of Patristics
Craig, John (1958). “Isaac Newton – Crime Investigator”. Nature 182: 149. doi:10.1038/182149a0.
Craig, John (1963). “Isaac Newton and the Counterfeiters”. Notes and Records of the Royal Society of Luân Đôn 18: 136. doi:10.1098/rsnr.1963.0017.
Stewart, James (2009). Calculus: Concepts and Contexts. Cengage Learning. ISBN 9780495557425.
Westfall, Richard S. (1980, 1998). Never at Rest. Cambridge University Press. ISBN 0-521-27435-4.
Westfall, Richard S. (2007). Isaac Newton. Cambridge University Press. ISBN 9780199213559.
Westfall, Richard S. (1994). The Life of Isaac Newton. Cambridge University Press. ISBN 0521477379.
White, Michael (1997). Isaac Newton: The Last Sorcerer. Fourth Estate Limited. ISBN 1-85702-416-8.

[sửa] Đọc thêm

Andrade, E. N. De C. (1950). Isaac Newton. New York: Chanticleer Press.
Bardi, Jason Socrates. The Calculus Wars: Newton, Leibniz, and the Greatest Mathematical Clash of All Time. 2006. 277 pp. excerpt and text search
Bechler, Zev (1991). Newton's Physics and the Conceptual Structure of the Scientific Revolution. Springer. ISBN 0792310543..
Berlinski, David. Newton's Gift: How Sir Isaac Newton Unlocked the System of the World. (2000). 256 pp. excerpt and text search ISBN 0-684-84392-7
Buchwald, Jed Z. and Cohen, I. Bernard, eds. Isaac Newton's Natural Philosophy. MIT Press, 2001. 354 pp. excerpt and text search
Casini, P. (1988). “Newton's Principia and the Philosophers of the Enlightenment”. Notes and Records of the Royal Society of Luân Đôn 42 (1): 35–52. doi:10.1098/rsnr.1988.0006. ISSN 0035–9149.
Christianson, Gale E. (1996). Isaac Newton and the Scientific Revolution. Oxford University Press. ISBN 019530070X. See this site for excerpt and text search.
Christianson, Gale (1984). In the Presence of the Creator: Isaac Newton & His Times. New York: Free Press. ISBN 0-02-905190-8.
Cohen, I. Bernard and Smith, George E., ed. The Cambridge Companion to Newton. (2002). 500 pp. focuses on philosophical issues only; excerpt and text search; complete edition online
Cohen, I. B. (1980). The Newtonian Revolution. Cambridge: Cambridge University Press.
Craig, John (1946). Newton at the Mint. Cambridge, England: Cambridge University Press.
Dampier, William C.; Dampier, M. (1959). Readings in the Literature of Science. New York: Harper & Row.
de Villamil, Richard (1931). Newton, the Man. Luân Đôn: G.D. Knox. – Preface by Albert Einstein. Reprinted by Johnson Reprint Corporation, New York (1972).
Dobbs, B. J. T. (1975). The Foundations of Newton's Alchemy or "The Hunting of the Greene Lyon". Cambridge: Cambridge University Press.
Gjertsen, Derek (1986). The Newton Handbook. Luân Đôn: Routledge & Kegan Paul. ISBN 0-7102-0279-2.
Gleick, James (2003). Isaac Newton. Alfred A. Knopf. ISBN 0375422331.
Halley, E. (1687). “Review of Newton's Principia”. Philosophical Transactions 186: 291 – 297.
Hawking, Stephen, ed. On the Shoulders of Giants. ISBN 0-7624-1348-4 Places selections from Newton's Principia in the context of selected writings by Copernicus, Kepler, Galileo and Einstein
Herivel, J. W. (1965). The Background to Newton's Principia. A Study of Newton's Dynamical Researches in the Years 1664–84. Oxford: Clarendon Press.
Keynes, John Maynard (1963). Essays in Biography. W. W. Norton & Co. ISBN 0-393-00189-X. Keynes took a close interest in Newton and owned many of Newton's private papers.
Koyré, A. (1965). Newtonian Studies. Chicago: University of Chicago Press.
Newton, Isaac. Papers and Letters in Natural Philosophy, edited by I. Bernard Cohen. Harvard University Press, 1958,1978. ISBN 0-674-46853-8.
Newton, Isaac (1642–1727). The Principia: a new Translation, Guide by I. Bernard Cohen ISBN 0-520-08817-4 University of California (1999)
Pemberton, H. (1728). A View of Sir Isaac Newton's Philosophy. Luân Đôn: S. Palmer.
Shamos, Morris H. (1959). Great Experiments in Physics. New York: Henry Holt and Company, Inc..
Shapley, Harlow, S. Rapport, and H. Wright. A Treasury of Science; "Newtonia" pp. 147–9; "Discoveries" pp. 150–4. Harper & Bros., New York, (1946).
Simmons, J. (1996). The Giant Book of Scientists – The 100 Greatest Minds of all Time. Sydney: The Book Company.
Stukeley, W. (1936). Memoirs of Sir Isaac Newton's Life. Luân Đôn: Taylor and Francis. (edited by A. H. White; originally published in 1752)
Westfall, R. S. (1971). Force in Newton's Physics: The Science of Dynamics in the Seventeenth Century. Luân Đôn: Macdonald.

[sửa] Tôn giáo

Dobbs, Betty Jo Tetter. The Janus Faces of Genius: The Role of Alchemy in Newton's Thought. (1991), links the alchemy to Arianism
Force, James E., and Richard H. Popkin, eds. Newton and Religion: Context, Nature, and Influence. (1999), 342pp . Pp. xvii + 325. 13 papers by scholars using newly opened manuscripts
Ramati, Ayval. "The Hidden Truth of Creation: Newton's Method of Fluxions" British Journal for the History of Science 34: 417–438. in JSTOR, argues that his calculus had a theological basis
Snobelen, Stephen "'God of Gods, and Lord of Lords': The Theology of Isaac Newton's General Scholium to the Principia," Osiris, 2nd Series, Vol. 16, (2001), pp. 169–208 in JSTOR
Snobelen, Stephen D. "Isaac Newton, Heretic: The Strategies of a Nicodemite," British Journal for the History of Science 32: 381–419. in JSTOR
Pfizenmaier, Thomas C. "Was Isaac Newton an Arian?," Journal of the History of Ideas, Vol. 58, No. 1 (January, 1997), pp. 57–80 in JSTOR
Wiles, Maurice. Archetypal Heresy. Arianism through the Centuries. (1996) 214pp, with chapter 4 on 18th century England; pp 77–93 on Newton excerpt and text search,

[sửa] Câu nói nổi tiếng

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công".[cần dẫn nguồn]

[sửa] Nguồn cơ bản

Newton, Isaac. The Principia: Mathematical Principles of Natural Philosophy. University of California Press, (1999). 974 pp.
Brackenridge, J. Bruce. The Key to Newton's Dynamics: The Kepler Problem and the Principia: Containing an English Translation of Sections 1, 2, and 3 of Book One from the First (1687) Edition of Newton's Mathematical Principles of Natural Philosophy. University of California Press, 1996. 299 pp.
Newton, Isaac. The Optical Papers of Isaac Newton. Vol. 1: The Optical Lectures, 1670–1672. Cambridge U. Press, 1984. 627 pp.
Newton, Isaac. Opticks (4th ed. 1730) online edition
Newton, I. (1952). Opticks, or A Treatise of the Reflections, Refractions, Inflections & Colours of Light. New York: Dover Publications.
Newton, I. Sir Isaac Newton's Mathematical Principles of Natural Philosophy and His System of the World, tr. A. Motte, rev. Florian Cajori. Berkeley: University of California Press. (1934).
Whiteside, D. T. (1967–82). The Mathematical Papers of Isaac Newton. Cambridge: Cambridge University Press. – 8 volumes
Newton, Isaac. The correspondence of Isaac Newton, ed. H. W. Turnbull and others, 7 vols. (1959–77)
Newton's Philosophy of Nature: Selections from His Writings edited by H. S. Thayer, (1953), online edition
Isaac Newton, Sir; J Edleston; Roger Cotes, Correspondence of Sir Isaac Newton and Professor Cotes, including letters of other eminent men, Luân Đôn, John W. Parker, West Strand; Cambridge, John Deighton, 1850. – Google Books
Maclaurin, C. (1748). An Account of Sir Isaac Newton's Philosophical Discoveries, in Four Books. Luân Đôn: A. Millar and J. Nourse.
Newton, I. (1958). Isaac Newton's Papers and Letters on Natural Philosophy and Related Documents, eds. I. B. Cohen and R. E. Schofield. Cambridge: Harvard University Press.
Newton, I. (1962). The Unpublished Scientific Papers of Isaac Newton: A Selection from the Portsmouth Collection in the University Library, Cambridge, ed. A. R. Hall and M. B. Hall. Cambridge: Cambridge University Press.
Newton, I. (1975). Isaac Newton's 'Theory of the Moon's Motion' (1702). Luân Đôn: Dawson.

[sửa] Liên kết ngoài
Tìm thêm về Isaac Newton tại những đồng dự án của Wikipedia:
Từ điển ở Wiktionary
Sách ở Wikibooks
Hồ sơ ở Wikiquote
Văn kiện ở Wikisource
Hình ảnh và phương tiện ở Commons
Tin tức ở Wikinews
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity

Newton qua lời kể của Stephen Hawking (sách "Lược sử thời gian")
Wikisource-logo.svg "Newton, Sir Isaac". Encyclopædia Britannica (11th). (1911).
Newton biography (University of St Andrews)
ScienceWorld biography
Dictionary of Scientific Biography
The Newton Project
The Newton Project - Canada
Rebuttal of Newton's astrology
Newton's Religious Views Reconsidered
Newton's Royal Mint Reports
Newton's Dark Secrets NOVA TV programme
from The Stanford Encyclopedia of Philosophy:
Isaac Newton, by George Smith
Newton's Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, by George Smith
Newton's Philosophy, by Andrew Janiak
Newton's views on space, time, and motion, by Robert Rynasiewicz
Newton's Castle Educational material
The Chymistry of Isaac Newton Research on his Alchemical writings
FMA Live! Program for teaching Newton's laws to kids
Newton's religious position
The "General Scholium" to Newton's Principia
Kandaswamy, Anand M. The Newton/Leibniz Conflict in Context
Newton's First ODE – A study by on how Newton approximated the solutions of a first-order ODE using infinite series
O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Isaac Newton”, MacTutor History of Mathematics archive.
Isaac Newton tại Mathematics Genealogy Project
The Mind of Isaac Newton Images, audio, animations and interactive segments

[sửa] Do Newton viết

Newton's works - full texts, at the Newton Project
Tác phẩm của Isaac Newton tại Dự án Gutenberg
Newton's Principia – read and search
Descartes, Space, and Body, an excerpt from De Gravitatione et Aequipondio Fluidorum, with annotations by Jonathan Bennett
Opticks, or a Treatise of the Reflections, Refractions, Inflexions and Colours of Light, full text on archive.org

[ẩn]
x • t • s
Thời kỳ Khai sáng
Áo
Joseph II | Leopold II | Maria Theresa
Đan Mạch – Na Uy
Ludvig Holberg | Sneedorff | Johann Friedrich Struensee | Eggert Ólafsson
Anh
Thomas Hobbes | Locke | Newton | Samuel Johnson | Thomas Paine | John Wilkes | Edward Gibbon | Jeremy Bentham | Mary Wollstonecraft | Lord Shaftesbury
Pháp
Pierre Bayle | Fontenelle | Montesquieu | François Quesnay | Voltaire | G.L. Buffon | Rousseau | Denis Diderot | Helvétius | Jean le Rond d'Alembert | Baron d'Holbach | Marquis de Sade | Condorcet | Lavoisier | Étienne Bonnot de Condillac | Olympe de Gouges
Gruzia
David Bagrationi | Solomon Dodashvili
Đức
Erhard Weigel | Leibniz | Frederick II | Kant | Gotthold Ephraim Lessing | Thomas Abbt | Johann Gottfried Herder | Adam Weishaupt | Goethe | Friedrich Schiller | Gauss | Moses Mendelssohn
Hy Lạp
Adamantios Korais | Rigas Feraios
Hungary
Ferenc Kazinczy | József Kármán | János Batsányi | Mihály Fazekas
Ireland
Edmund Burke | Jonathan Swift | John Toland
Ý
Giambattista Vico | Cesare Beccaria | Pietro Verri | Alessandro Verri | Gian Rinaldo Carli | Giuseppe Parini | Carlo Goldoni | Vittorio Alfieri | Giuseppe Baretti
Hà Lan
Hugo Grotius | Baruch Spinoza | Franciscus van den Enden
Ba Lan
Stanisław Leszczyński | Stanisław Konarski | Stanisław August Poniatowski | Ignacy Krasicki | Hugo Kołłątaj | Ignacy Potocki | Stanisław Staszic | Jan Śniadecki | Julian Ursyn Niemcewicz | Jędrzej Śniadecki
Bồ Đào Nha
Sebastião de Melo, Marquis of Pombal | João V | José I
Romania
Ienăchiţă Văcărescu | Anton Pann | Gheorghe Şincai
Nga
Ekaterina II | Lomonosov | Ivan Ivanovich Shuvalov | Ivan Ivanovich Betskoy | Ekaterina Dashkova | Nikolay Ivanovich Novikov | Mikhail Mikhailovich Shcherbatov | Aleksandr Nikolayevich Radishchev
Scotland
David Hume | Lord Monboddo | Adam Smith | James Boswell | James Hutton | Adam Ferguson | George Turnbull | Lord Kames | Francis Hutcheson | Thomas Reid
Serbia
Dositej Obradović |
Tây Ban Nha
Gaspar Melchor de Jovellanos | Leandro Fernández de Moratín | Eugenio Espejo | Benito Jerónimo Feijoo
Thụy Điển
Anders Chydenius | Peter Forsskål | Gustav III | Arvid Horn | Johan Henric Kellgren
Hoa Kỳ
Benjamin Franklin | David Rittenhouse | John Adams | Thomas Jefferson | James Madison


Thể loại: Isaac Newton | Nhà vật lý Anh | Sinh 1642 | Nhà toán học Anh | Người thuận tay trái

Chữ ký và Tài Sản thành viên

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!


Isaac Newton

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
teengiaitri :: Chuyên Mục: Tìm Hiểu Về Những Có Công và Nổi Tiếng Trên Thế Giới :: Trong Lịch Sử Việt Nam :: Trong Lĩnh Vực Toán Học, Vật Lý, Thiên Văn Học, Văn Học, Ngoại Ngữ Hóa Học,......-
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang
Skin rip and fix by dothinh-11b6
Copyright © LeThanhTon.Tk 2009 - 2010
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

Isaac Newton Empty  Free forums | © phpBB | Free forum support | Statistics | Liên hệ | Report an abuse   Isaac Newton Empty

Free forum | Văn hóa | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất