teengiaitri
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
teengiaitri

thể giới giải trí
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  



Chia sẻ yêuvõthuật trên Zingme  

CHIA SẺ YEUVOTHUAT TRÊN ZINGME

Mẹo: Chia sẻ nhanh

CHIA SẺ YEUVOTHUAT TRÊN ZINGME

Kéo và thả dòng chữ "CHIA SẺ YEUVOTHUAT TRÊN ZINGME" trên vào thanh Địa Chỉ của bạn để chia sẻ link nhanh đến bạn bè zingme bất cứ lúc nào.


đã ẩnCode:
Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Jul 02, 2011 10:18 pm
Admin
Cấp bậcLớp võ đặc biệt của người khuyết tật  Tamtra10 |Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật  Firefox_tick|Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật  Dining10
Cấp bậc
Admin
Admin
Tổng số bài gửi : 80
Points : 232
Join date : 22/06/2011
Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật  Vide

Bài gửiTiêu đề: Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật
https://teengiaitri.forum-viet.net

Nguồn : Http://socola.123.st/t73-topic

Tiêu Đề : Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật

Sô-Cô-La - Kết Nối Cộng Đồng Teen Online

--------------------------------------------------

đường là một hành lang rộng chừng 50m2. Gần 30 võ sinh khuyết tật gồm
khiếm thính, bại liệt đôi chân, câm điếc, suy dinh dưỡng… người chống
nạng, người ngồi trên xe lăn… miệt mài tập võ để áp chế bệnh tật.

Cứ
17h đến 19h vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, gần 30 học viên Trung
tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM (ấp 6, xã Xuân Thới
Thượng, huyện Hóc Môn); người khiếm thính đẩy các bạn xe lăn, bạn thiểu
năng dìu bạn cụt chân cùng nhau ra hành lang tập võ. Các võ sinh đến từ
nhiều vùng quê khác nhau, nhưng đều có một đặc điểm chung là cơ thể bị
khiếm khuyết, không như người bình thường.
Lớp võ tại hành lang Trung tâm người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM. Ảnh: Tá Lâm.



huynh Đỗ Thành Vọng, câm bẩm sinh, ra hiệu bằng tay cho nhóm võ sinh
nhanh chóng xếp thành 3 hàng riêng biệt. Người khiếm thính đứng trước,
kế đến là khuyết tật, phía sau là những em thiểu năng trí tuệ. Người
ngồi xe lăn xếp cuối mỗi hàng. Buổi học võ bắt đầu bằng các động tác
khởi động…


đặc thù của lớp học, mỗi võ sinh đều có những khuyết tật khác nhau nên
thầy giáo cũng phải nghĩ ra những cách dạy phù hợp với từng người. Với
những em ngồi xe lăn, thầy có bài dạy riêng, chủ yếu sử dụng thế võ tấn
pháp, tự vệ bằng đôi tay là chính. Các em thiểu năng trí tuệ, thầy phải
từ từ uốn nắn, chỉ bảo làm đi làm lại một động tác nhiều lần. Còn với
trẻ câm điếc, thầy giáo phải sử dụng ngôn ngữ thân thể bằng các động tác
tay, chân để truyền đạt.

Từ
động tác đứng tấn đến tự vệ, các võ sinh đặc biệt say sưa tập luyện.
Khi thầy đang làm mẫu thế võ khóa tay đối phương, phía dưới nhiều em
tay, chân chuyển động theo động tác của thầy. Trong hàng ngũ, em học
nhanh chỉ dạy cho người hiểu chậm. Cứ thế, chỉ sau hai giờ học, những
thế võ mới mà thầy chỉ giáo đã được cả lớp nắm bắt nhịp nhàng.

Đang
dạy, một võ sinh liên tục ra hiệu “Úm…ơ…hơ…úm…ơ…ơ…ơ….” vì không nói
được. Thầy giáo ngớ người, không biết học trò định nói gì. Phải nhờ một
học trò bên cạnh “dịch”, thầy mới biết được em muốn chỉ dẫn lại thế võ
vừa dạy. Không sử dụng lời nói, thầy giáo lại gần, dùng đôi bàn tay của
mình uốn nắn từng động tác cho học trò.


sinh đến với lớp học với suy nghĩ rất giản dị, học võ để luyện tập sức
khỏe và áp chế bệnh tật. Các em tâm niệm, khi có sức khỏe thì sẽ hết
bệnh tật và bảo vệ được bản thân, bạn bè của mình. Thường ngày, họ vẫn
miệt mài với những nghề phù hợp như kế toán, sửa chữa điện thoại, vi
tính văn phòng, may, cắm hoa…
Bạn Cao Văn Long (21 tuổi, quê Đăk Nông) chống nạng tập võ. Ảnh: Tá Lâm.


Bạn
gái Nguyễn Thị Ngọc Diệp (27 tuổi, quê Bình Thuận) cho biết, đã tham
gia lớp học võ gần một năm nay. Tháng 9/2010, Diệp được đưa vào Trung
tâm người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM để học nghề kế toán. Ngày đó,
tình cờ đẩy xe lăn qua hành lang thấy bạn bè cùng cảnh ngộ tập võ, Diệp
xin thầy cho theo lớp. Dù chỉ học các thế võ từ đôi tay, nhưng Diệp thấy
đôi chân cũng “khỏe” ra, đôi tay cứng cáp hẳn lên và có thể tự tin đẩy
xe lăn đi ra ngoài mà không sợ người khác bắt nạt.

“Em
tập võ là để cho khỏe người hơn. Khi ra ngoài, nếu ai đó tấn công thì
mình còn có khả năng đối phó kéo dài thời gian chờ người lớn ứng cứu.
Thầy thường dạy em cách đỡ và đánh lại người khác, với giả định tình
huống có gã con trai dám chọc ghẹo em”, Diệp chia sẻ.

Cùng
bị bại liệt đôi chân như Diệp, bạn Lê Thanh Quyền (23 tuổi, quê Quảng
Trị) luôn có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Năm 18 tháng
tuổi, mẹ Quyền đau đớn khi đứa con trai đầu bị bại liệt đôi chân sau một
cơn sốt kéo dài. Người cha, lúc đó đang đánh bắt cá trên biển, được tin
buồn bã trở về nhà. Tưởng như tương lai của đứa bé dần dần vụt tắt,
nhưng càng lớn Quyền càng ham sống và luôn nghĩ về tương lai.

Năm
18 tuổi, Quyền bắt đầu xa gia đình, ngồi trên xe lăn theo học nghề Công
nghệ thông tin tại Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ TP HCM. Tốt
nghiệp, cậu lại tiếp tục theo học nghề sữa chữa điện thoại tại Trung tâm
người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM.

“Em
học võ này là để tăng cường sức khỏe. Em nghĩ chắc cũng không ai đánh
em đâu, ai lại đi đánh người ngồi trên xe lăn bao giờ. Có nhiều người bị
mất cả chân tay họ còn làm được nhiều điều, mình còn đôi tay thì mình
còn làm việc được. Em cố gắng học thật tốt ra trường đi làm còn kiếm
tiền phụ giúp ba mẹ”, Quyền chia sẻ.


chỉ mới theo lớp học võ một thời gian ngắn, nhưng Quyền học rất nhanh.
Mỗi khi thầy dạy những thế võ giành cho những người có đôi chân lành
lặn, Quyền vẫn cố bò ra khỏi xe lăn, cố gượng đôi chân nhỏ bé tập theo.
Một thế võ tự vệ thầy Long đang hướng dẫn học trò. Ảnh: Tá Lâm.


“Dạy
các em khuyết tật khác với dạy những em bình thường. Ngay buổi học đầu
tiên, tôi phải tìm hiểu kỹ từng em bị khiếm khuyết gì và học cách giao
tiếp với các em trước, sau đó mới chuyển qua dạy võ”, thầy giáo Hoàng
Thanh Long cho biết.

Thầy
Thanh Long được võ sư Thu Vân (trưởng môn phái Thu Vân võ đạo quốc tế)
giới thiệu về dạy võ cho trẻ khuyết tật ở Trung tâm người khuyết tật và
trẻ mổ côi TP HCM. Người tiền nhiệm thầy Long là thầy Philot, vốn đứng
lớp từ tháng 7/2007.

Thầy
Long cho biết, mục tiêu cơ bản của lớp học là để rèn luyện sức khỏe cho
các em khuyết tật. Đối với những em thiểu năng trí tuệ, giáo viên phải
hết sức tâm lý, nhẹ nhàng hướng dẫn từng động tác, nhiều khi phải dùng
ánh mắt tạo thiện cảm để dạy võ. Trong quá trình học, thầy phải tạo cho
học trò sự thoải mái, niềm vui và hứng khởi.

“Có
nhiều lúc biết em tập sai nhưng cũng phải khen để động viên. Những động
tác sai của các em phải uốn nắn từ từ, có khi phải cả tháng trời mới
hoàn chỉnh”, thầy Long cho biết thêm về nét đặc thù của lớp võ đặc biệt
này.
Tá Lâm (theoVnexpress)

Chữ ký và Tài Sản thành viên

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!


Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
teengiaitri :: Khu Vực Võ Thuật :: Võ Đạo-
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang
Skin rip and fix by dothinh-11b6
Copyright © LeThanhTon.Tk 2009 - 2010
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải 1280x1024 hoặc lớn hơn và trên trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật  Empty  Free forums | © phpBB | Free forum support | Statistics | Liên hệ | Report an abuse   Lớp võ đặc biệt của người khuyết tật  Empty

Free forum | Văn hóa | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất